ỦY BAN
NHÂN DÂN
XÃ KHÁNH
VÂN
|
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Số: 03/QĐ-UBND
|
|
Khánh Vân, ngày 05 tháng 01 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2023
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ KHÁNH VÂN
Căn cứ Luật
ngân sách Nhà nước ngày 25/06/2015; Nghị định
số 163/2016/NĐ- CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết ban
hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước
Căn cứ Luật
tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính Phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
22/11/2019;
Căn cứ luật
kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015;
Căn cứ Bộ
Luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019;
Căn cứ luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí
ngày 26/11/2013;
Căn cứ
Thông tư 71/2014/TT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính Quy
định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính
đối với các cơ quan nhà nước;
Căn cứ
thông tư số 70/2019/BTC ngày 03/10/2019 về hướng dẫn chế độ kế hoán tài chính
và ngân sách xã;
Căn cứ
Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài Chính Quy định chế độ công
tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự
nghiệp công lập; Nghị quyết số: số 14/2017/NQ-HĐND ngày 06/7/2017 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Ninh Bình quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị
của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Ninh Bình.
Căn cứ các
văn bản quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức liên quan khác;
Căn cứ
quyết định số 818/QĐ-UBND ngày 16/12/2022 của UBND huyện Yên Khánh về việc giao
chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm
2023;
Theo đề
nghị của Công chức Văn hòng HĐND – UBND; công chức Tài chính-Kế toán,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này là Quy chế chi tiêu nội bộ
của Ủy ban nhân dân xã Khánh Vân.
Điều
2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Giao Công chức Tài chính-Kế
toán có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện quy chế bàn hành kèm theo quyết định
này.
Điều 3. Cán
bộ, Công chức, các ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân, có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi
nhận:
|
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
|
|
|
|
-
Như Điều 3;
-
Kho bạc Nhà nước huyện;
-
Phòng TC-KH huyện;
-
TTĐU-HĐND xã;
-
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch;
-
Các ngành, đoàn thể;
-
Lưu: VT,
|
|
CHỦ TỊCH
Hoàng Văn Cường
|
ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ KHÁNH VÂN
|
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
|
QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ
( Ban hành kèm theo Quyết định số: 03/QĐ-UBND, ngày 05
tháng 01 năm 2023
của Ủy ban nhân dân xã Khánh Vân)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh và đối tượng áp dụng.
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định về chế độ, định
mức, chứng từ quyết toán, trình tự, thủ tục và thời gian quyết toán kinh phí nhà
nước giao thực hiện hàng năm đối với ngân sách xã Khánh Vân, bao gồm các khoản
chi thường xuyên được điều hành theo dự toán đã được phân bổ và các khoản thu
hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (nếu có); kinh phí từ tài khoản tiền gửi
như: quỹ quốc phòng-an ninh; các loại quỹ xã khác; các khoản thu hộ, chi hộ.
2.
Đối tượng áp dụng: Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp được Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân xã giao dự toán chi hoạt động từ ngân sách nhà nước và hoạt động tài
chính khác bao gồm: Văn phòng Đảng ủy, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân xã, Mặt trận Tổ quốc, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh,
Ban chấp hành xã đoàn, Hội chữ thập đỏ, Hội người cao tuổi, Trạm y tế, Trường
học, Ban chỉ huy công an xã, Ban chỉ huy quân sự xã; Cán bộ, công chức, viên
chức, người hoạt động không chuyên trách trong các tổ chức được nêu trên,
Trưởng xóm, Trưởng Ban công tác mặt trận khu dân cư.
Điều 2. Mục tiêu
thực hiện Quy chế
1. Tạo điều kiện chủ động trong việc quản
lý, sử dụng kinh phí quản lý hành chính được giao hiệu quả, hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
2. Thúc đẩy việc thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí trong việc sử dụng kinh phí tại xã. Nâng cao hiệu suất lao động,
hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công
chức, nhân viên thuộc UBND xã Khánh Vân
3. Đảm bảo tài sản công được sử dụng đúng
mục đích, có hiệu quả.
4. Thực hiện quyền tự chủ, đồng thời gắn
với trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức trong
việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Nguyên tắc
xây dựng Quy chế
Quy chế chi tiêu nội
bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn,
định
mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong đơn vị nhằm sử dụng kinh phí có hiệu quả
và tăng cường công tác quản lý, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao phù
hợp với nguồn kinh phí hiện có của đơn vị.
2.
Phải phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị.
3.
Phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động.
4. Mọi
chi tiêu phải đảm bảo có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
5.
Phải được thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong đơn vị.
6.
Phải có ý kiến tham gia của tổ chức liên quan.
Điều
4. Căn cứ xây dựng Quy chế
1. Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tài
chính hiện hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
2. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và
đặc điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao của các đơn vị thuộc
UBND xã.
3. Dự toán chi ngân sách Nhà nước giao
hàng năm thực hiện chế độ chi theo quy định.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục I. NGUỒN KINH PHÍ
VÀ CÁC NỘI DUNG CHI THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TỰ CHỦ
Điều 5. Nguồn kinh phí
thực hiện.
1.Nguồn Ngân sách nhà nước cấp;
2.Nguồn thu trong cân đối;
3. Nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
Điều 6. Các nội dung
chi.
1. Tiền lương.
2. Tiền công.
3. Phụ cấp lương.
4. Các khoản đóng góp theo lương.
5. Khen thưởng, phúc lợi tập thể.
6. Các khoản thanh toán khác cho cá nhân
theo quy định.
7. Các khoản thanh toán dịch vụ công cộng
(điện, nước, vệ sinh môi trường,...).
8. Chi vật tư văn phòng (văn phòng phẩm;
công cụ, dụng cụ văn phòng,...).
9. Chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc
(cước phí điện thoại, cước phí bưu chính, sách, báo, tạp chí,...).
10. Chi hội nghị (tài liệu, thuê hội
trường, chi bù tiền ăn đại biểu không hưởng lương, tiền nước...).
11. Công tác phí (chi phí đi lại, phụ cấp
lưu trú, thuê phòng nghỉ,...khoán công tác phí).
12. Chi phí thuê mướn (thuê lao động bên
ngoài; thuê mướn khác).
13. Chi hợp đồng lao động( Bảo vệ UBND xã,
quản lý nhà văn hoá xã; chạy công văn, quản lý nhà bia)
14. Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài
sản (Trang thiết bị văn phòng; nhà cửa; cở sở vật chất khác thuộc UBND xã; sửa
chữa nhà cửa, cơ sở vật chất các trường)
15. Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng
ngành.
16. Chi hoạt động của các tổ chức Đảng,
đoàn thể.
17. Các khoản chi hoạt động thường xuyên
khác.
Mục II. MỨC CHI, PHƯƠNG
THỨC, THỜI GIAN CHI VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Điều 7. Chi thanh toán
cá nhân
1. Tiền lương, tiền công:
1.1. Tiền lương, tiền công của cán bộ,
công chức, nhân viên được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
a) Phương thức chi trả: Chuyển trả 01
lần/tháng vào tài khoản cá nhân của cán bộ, công chức, nhân viên.
b) Thời gian chi trả: Từ ngày 01 đến ngày
10 hàng tháng.
1.2. Chi trả Hợp đồng:Đôi với cán bộ HĐ do
Chủ tịch UBND xã ký (bảo vệ UBND Hợp đồng văn thư, hợp đồng lao động khác,...)
chi trả theo khối lượng công việc giao. 01 người có thể ký hợp đồng nhiều công
việc; Chi trả công theo tháng, hình thức: tiền mặt hoặc chuyển khoản.
2. Các khoản phụ cấp:
Các khoản phụ cấp thực hiện theo chế độ
hiện hành của Nhà nước, gồm:
2.1. Phụ cấp chức vụ lãnh đạo;
2.2. Phụ cấp thâm niên vượt khung;
2.3. Phụ cấp thâm niên;
2.4. Phụ cấp công vụ;
2.5. Phụ cấp trách nhiệm:
2.6. Phụ cấp kiêm nhiệm.
Các khoản phụ cấp quy định từ điểm 2.3 đến
điểm 2.6 nêu trên không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và
kinh phí công đoàn.
3. Các khoản trích nộp theo lương, bao
gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
3.1. Đối tượng tham gia chế độ bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, gồm:
- Cán bộ, công chức, cán bộ bán chuyên
trách xã;
3.2. Mức trích nộp Bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, kinh phí công đoàn: Thực hiện theo quy định của Nhà nước.
3.3. Quy trình, hồ sơ, thủ tục thực hiện
đối với bảo hiểm xã hội trả thay lương (nghỉ ốm, nghỉ thai sản): Thực hiện theo
quy định hiện hành.
Điều 8: Kinh phí chi khen thưởng:
- Kinh phí khen thưởng được chi trong kinh
phí khoán của ngành, hoặc từ kinh phí sự nghiệp, gồm những nội dung sau: Khen
thưởng tổng kết năm; Khen thưởng tổng kết nhiệm kỳ của các đoàn thể; Khen
thưởng sơ, tổng kết chuyên đề từ 02 năm trở lên theo sự chỉ đạo của trên; Khen
thưởng đột xuất do Ủy ban nhân dân xã phát động theo từng đợt thi đua. Định mức
chi khen thưởng đúng theo quy định tại Nghị định 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017quy định chi tiết hướng dẫn thi
hành Luật thi đua khen thưởng; Thông báo số 01/TB-BTĐKT ngày 26/6/2019 của Ban
Thi đua khen thưởng, sở nội vụ Tỉnh ninh Bình về việc áp dụng mức tiền thưởng
theo NĐ số định 91/2017/NĐ-CP ngày
31/7/2017quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật thi đua khen thưởng.
- Chứng từ quyết toán kinh phí khen thưởng
gồm có: Quyết định khen thưởng của Bí thư đảng bộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân xã,
chủ tịch các tổ chức chính trị xã hội; Danh sách, số tiền khen thưởng của tập
thể và cá nhân có ký nhận; đề nghị quyết toán kinh phí.
Điều 9: Quy định về chi tiền điện ánh sáng,
tiền điện thoại, văn phòng phẩm:
Việc sử dụng điện, nước, điện thoại và văn
phòng phẩm phải trên tinh thần tiết kiệm, không vượt tiêu chuẩn, định mức quy
định. Không sử dụng của công vào mục đích của cá nhân và không gây thất thoát,
lãng phí.
a) Chi tiền điện
- Hiện tại văn phòng ủy ban chi trả tiền điện
ánh sáng chung cho văn phòng Đảng ủy, Văn
phòng HĐND và UBND, Nhà văn hóa, Công an, quân sựvà các Đoàn thể.Đề nghị các đơn
vị sử dụng điện đúng mục đích, nhu cầu và tiết kiệm. Khi ra khỏi phòng phải tắt
tất cả các thiết bị điện
- Chứng từ thanh toán là hoá đơn thu tiền điện
của Chi nhánh điện lực Huyện Yên Khánh.
b)Chi tiền điện thoại, cước Internet:
- Điện thoại của cơ quan chỉ phục vụ vào
mục đích công việc, không phục vụ cho mục đích cá nhân. Vì vậy không được sử
dụng điện thoại phục vụ công việc cá nhân của mỗi người. Cước Internet hiện tại
do văn phòng UBND xã chi trả theo hình thức chuyển khoản.
- Chứng từ thanh toán là hoá đơn thu tiền
cước của Trung tâm kinh doanh - VNPT Ninh Bình.
c)Chi phí văn phòng phẩm: Là các khoản chi
mua sổ, giấy viết, photo tài liệu và vật tư văn phòng khác,... nhằm phục vụ cho
hội nghị, sơ tổng kết, tập huấn, hoạt động chuyên môn của từng ngành và sử dụng
công việc quản lý hành chính ở đơn vị.
- Cán bộ, công chức, người hoạt động không
chuyên trách có nhu cầu sử dụng văn phòng phẩm phải đăng ký nhu cầu với cán bộ văn
phòng UBND xã; Cán bộ văn phòng sẽ tổng hợp nhu cầu kinh phí gửi lên Chủ tịch
phê duyệt. Thủ tục thanh toán theo qui định và hóa đơn hiện thực tế.
- Đối với khối đảng, công an, phải giao
cho một cán bộ trong khối chịu trách nhiệm mua, quyết toán và cung cấp cho khối
mình kinh phí được sử dụng trong kinh phí khoán của từng ngành. Thủ tục thanh
toán theo qui định và hóa đơn hiện thực tế.
Điều
10: Định mức chi tổ chức họp, hội nghị, lễ, kỷ niệm thành lập ngành:
a)
Định mức chi
- Đối với Hội nghị của Đảng ủy, Ủy ban
nhân dân xã, các ngành, đoàn thể; hội nghị sơ, tổng kết chuyên đề, hội nghị tập
huấn, triển khai nhiệm vụ công tác. chế độ chi tiếp khách trong nước; chế độ
chi đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam và chế độ chi tổ chức
hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam đối với các cơ quan, đơn vị của tỉnh
Ninh Bình, thực hiện chi theo Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài
Chính Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan
nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Căn cứ Nghị quyết số: số 14/2017/NQ-HĐND
ngày 06/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình quy định về chế độ công tác
phí, chế độ chi hội nghị của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh
Ninh Bình;Trường hợp hội nghị tổ chức nấu ăn tập trung thì không được vượt quá
tiêu chuẩn định mức nhà nước. Ngoài các khoản chi nêu trên còn được chi tiền
trang trí, phô tô tài liệu, tiền thuê mướn các phương tiện phục vụ cho việc tổ
chức hội nghị.
- Định mức chi phục vụ cho hoạt động của
Hội đồng nhân dân được thực hiện nghị quyết số: 108/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021
của HĐND tỉnh Ninh Bình về việc Ban hành quy định một số
chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động hội đồng nhân dân các cấp
tỉnh Ninh Bình.
- Ngoài ra đối với các buổi tập huấn,
triển khai văn bản quy phạm pháp luật, các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước. Tùy theo tính chất công việc, thời gian mà có thể hỗ trợ tiền ăn cho
đại biểu tham dự.
b) Về hình thức quyết toán:
- Chi tiền ăn có 02 hình thức quyết toán:
+ Thứ nhất: lập danh sách, số tiền sau đó
cho từng đại biểu ký nhận
+ Thứ hai: nếu đơn vị tự tổ chức nấu ăn
thì lập danh sách có xác nhận của thủ trưởng và kèm theo bản kê mua thức ăn,
biên nhận nhận tiền. Đối với tiền nước có thể lập danh sách cho ký nhận hoặc
yêu cầu cơ sở bán cung cấp hóa đơn tiền nước uống.
- Các khoản thuê, mướn (nếu có) thì phải
có hợp đồng và thanh lý hợp đồng.
c) Quy định về hóa đơn:
- Đối với số tiền mua từ 200.000đ phải sử
dụng hóa đơn tài chính. Trừ các trường hợp nhà cung cấp là người trực tiếp sản
xuất (Như cây xanh, hoa, lúa, gạo, thực phẩm,...)
Điều 11: Quy địnhchế độ tiếp khách và công
tác phí:
a) Chế độ tiếp khách:
- Chế độ tiếp khách và công tác phí được
chi theo Nghị quyết 21/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 của HĐND tỉnh Ninh Bình về
việc ban hành Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị trong
nước; chế độ chi tiếp khách trong nước; chế độ chi đón tiếp khách nước ngoài
vào làm việc tại Việt Nam và chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại
Việt Nam đối với các cơ quan, đơn vị của tỉnh Ninh Bình.
- Việc sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà
nước phải đảm bảo trên tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí. Không sử dụng ngân
sách nhà nước để mua quà tặng đối với các đoàn khách đến làm việc. Mọi khoản
tiếp khách phải đúng chế độ, đối tượng, tiêu chuẩn và định mức quy định. Người
đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức tiếp khách phải trực tiếp chịu trách nhiệm nếu
để xảy ra việc chi sai chế độ quy định. Mọi khoản chi tiếp khách phải được Chủ
tịch Ủy ban nhân dân xã ( Chủ tài khoản) phê duyệt.
- Mức chi tiếp khách: Khách đến làm việc
được chi tiền nước uống không quá 60.000đồng/người/ngày.
- Các đối tượng và định mức chi mời cơm:
mức chi tối đa là 300.000 đồng/ suất (Đã bao gồm đồ uống)
b) Chế độ công tác phí
Chế độ công tác phí được thực hiện theo
Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài Chính Quy định chế độ công
tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự
nghiệp công lập;Căn cứ Nghị quyết số: số 14/2017/NQ-HĐND ngày 06/7/2017 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi hội
nghị của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Ninh Bình
- Cán bộ, công chức, viên chức và người
lao động được cơ quan, đơn vị cử đi công tác khi phát sinh việc thuê phòng nghỉ
nơi đến công tác thì được thanh toán tiền thuê phòng nghỉ theo một trong hai
hình thức: Thanh toán theo hình thức khoán hoặc thanh toán theo hóa đơn thực
tế;
- Trường hợp người đi công tác được cơ
quan, đơn vị nơi đến công tác bố trí phòng nghỉ không phải trả tiền, thì người
đi công tác không được thanh toán tiền thuê phòng nghỉ. Trường hợp phát hiện
người đi công tác đã được cơ quan, đơn vị nơi đến công tác bố trí phòng nghỉ
không phải trả tiền nhưng vẫn đề nghị cơ quan, đơn vị cử đi công tác thanh toán
tiền thuê phòng nghỉ, thì người đi công tác phải nộp lại số tiền đã được thanh
toán cho cơ quan, đơn vị đồng thời phải bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp
luật về cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Thanh toán theo hình thức khoán quy định
như sau
+ Đi công tác ở quận, thành phố thuộc
thành phố trực thuộc trung ương và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh: Mức
khoán là 450.000 đồng/ngày/người.
+ Đi công tác tại huyện, thị xã thuộc
thành phố trực thuộc trung ương, tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh: Mức
khoán tối đa là 350.000 đồng/ngày/người.
+ Đi công tác tại các vùng còn lại: Mức
khoán là 300.000 đồng/ngày/người.
+ Thanh toán theo hóa đơn thực tế (được áp
dụng trong trường hợp người đi công tác không nhận thanh toán theo hình thức
khoán quy định tại Khoản 2 Điều này thì được thanh toán theo giá thuê phòng
thực tế (có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật) do thủ
trưởng cơ quan, đơn vị duyệt theo tiêu chuẩn thuê phòng như sau:
Đi công tác tại các quận, thành phố thuộc
thành phố trực thuộc trung ương và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh:Đối
tượng còn lại: Mức giá thuê phòng ngủ là 1.000.000 đồng/ngày/phòng, theo tiêu
chuẩn 2 người/phòng.
Đi công tác tại các vùng còn lại:Mức giá
thuê phòng ngủ là 700.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.
Cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp
đồng đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác
giới, thì được thuê phòng riêng theo mức giá thuê phòng thực tế nhưng tối đa
không được vượt mức tiền thuê phòng của những người đi cùng đoàn (theo tiêu
chuẩn 2 người/phòng).
Cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp
đồng đi công tác cùng đoàn với các chức danh lãnh đạo có tiêu chuẩn thuê phòng
khách sạn 1 người/phòng, thì được thanh toán theo mức giá thuê phòng thực tế
của loại phòng tiêu chuẩn tại khách sạn nơi các chức danh lãnh đạo nghỉ và theo
tiêu chuẩn 2 người/phòng;
Các mức chi thanh toán tiền thuê phòng
nghỉ quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này là mức chi đã bao gồm các khoản
thuế, phí (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người đi công tác do phải hoàn
thành công việc đến cuối ngày, hoặc do chỉ đăng ký được phương tiện đi lại (vé
máy bay, tàu hỏa, ô tô) từ 18h đến 24h cùng ngày, thì được thanh toán tiền nghỉ
của nửa ngày nghỉ thêm (bao gồm cả hình thức thanh toán khoán và thanh toán
theo hóa đơn thực tế) tối đa bằng 50% mức thanh toán khoán tiền thuê phòng nghỉ
tương ứng của từng đối tượng; không thanh toán khoản tiền khoán thuê phòng nghỉ
trong thời gian đi qua đêm trên tàu hỏa, thuyền, tàu thủy, máy bay, ô tô và các
phương tiện đi lại khác.
- Thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng
+ Cán bộ, công chức, lao động hợp đồng cấp
xã phải thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng, thì tùy theo đối
tượng, đặc điểm công tác và khả năng kinh phí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy
định mức khoán tiền công tác phí theo tháng cho người đi công tác lưu động để
hỗ trợ tiền gửi xe, xăng xe theo mức là 500.000 đồng/người/tháng
+ Các đối tượng được hưởng khoán tiền công
tác phí theo tháng quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu được cấp có thẩm quyền cử
đi thực hiện nhiệm vụ theo các đợt công tác cụ thể, thì được thanh toán tiền
chi phí đi lại; phụ cấp lưu trú theo Quy định này; đồng thời vẫn được hưởng
khoản tiền công tác phí khoán theo tháng nếu đi công tác lưu động trên 10
ngày/tháng.
- Chứng từ thanh toán
công tác phí
Chứng từ thanh toán công tác phí được thực
hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính.
c.Chế độ làm ngoài giờ hành chính
- Do tính chất công việc lãnh đạo cơ quan
có thể phân công cán bộ, công chức làm thêm giờ thì định mức chi như sau:
Tiền lương làm thêm giờ = tiền lương giờ x
%x số giờ làm thực tế làm thêm: % làm thêm giờ tùy theo ngày làm để tính theo
qui định, đối với làm việc ngoài giờ tính 150%, ngày làm việc thứ 7, chủ nhật
200%, ngày nghỉ lễ, tết 300%.
(Tiền
lương + phụ cấp) 1 tháng
Tiền lương giờ =
22 ngày x 8 giờ (176 giờ)
Điều 12: Quy định chi cho công tác đào
tạo, bồi dưỡng và công tác xã hội
- Cán bộ, công chức, người hoạt động không
chuyên trách có quyết định cử đi học của cơ quan có thẩm quyền thì căn cứ vào
nguồn kinh phí hỗ trợ một phần theo quy định.
- Chi mua quà gia đình chính sách dịp 27/7
và tết nguyên đán không quá 150.000 đồng/ đối tượng/ năm
- Chi thăm bệnh gia đình chính sách gồm:
thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sĩ (cha, mẹ, vợ, chồng) Mức chi
tối đa 200.000đồng/đối tương/ lần;
- Chi vòng hoa viếng đám tang đối tượng
chính sách; người dân trong xã từ trầntối đa 200.000 đồng/ vòng hoa; thân nhân
cán bộ, công chức, bán chuyên trách, tối đa 300.000đồng/ vòng hoa
- Chi thăm hỏi: Đối với người dân có hoàn
cảnh khó khăn, người tai nạn đột xuất,... mức hỗ trợ tối đa 500.000 đồng/
người; đối tượng nghèo cận nghèo, mức hỗ trợ tối đa 200.000 đồng/ người, cán bộ, công chức, người hoạt động không
chuyên trách gặp tai nạn, thiên tai, bệnh nạn , mức hỗ trợ tối đa 500.000đồng/
người.
- Nguồn đẻ thực hiện chính sách xã hội: Từ
sự nghiệp xã hội ngân sách hàng năm; quỹ an sinh xã hội và đền ơn đáp nghĩa do
xã huy động đống góp hàng năm.
Điều 13: Quy định về mua sắm Tài sản cố định,
thuê mướn, sửa chữa thường xuyên và xây dựng cơ bản, sữa chữa lớn.
a) Mua sắm tài sản cố định:
- Việc mua sắm tài sản cố định phải căn cứ
vào nhu cầu, tiêu chuẩn, định mức và sự cần thiết phải trang bị thêm hoặc bổ
sung các loại tài sản cố định phục vụ cho công việc của cơ quan, cũng như cán
bộ, công chức trên tinh thần tiết kiệm, không lãng phí. Các ngành có nhu cầu
mua sắm tài sản mới phải xin ý kiến và được sự đồng ý phê duyệt của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân mới được mua. Tài sản thực hiện mua sắm, xây dựng phải tuân thủ
theo qui định.
- Việc mua sắm tài sản có 02 hình thức:
Mua sắm tập trung và mua sắm tập trung và mua sắm trực tiếp:
+ Mua sắm tập trung thực hiện theo Quyết
định sô 15/2020/QĐ-UBND ngày 28/5/2020 của UBND tỉnh Ninh BìnhBan hành danh mục tài sản mua sắm tập trung và
phân công đơn vị thực hiện mua sắm tập trung trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Một
số loại tài sản mua sắm tập trung:
+ Máy vi tính
+ Máy vi tính
xách tay
+ Máy tính bảng
+ May phô tô
copy
+ Máy điều hóa
không khí
+ Máy in
Đơn vị thực hiện
đăng ký mua sắm tập trung về Phòng tài chính kế hoạch huyện Yên Khánh tổng hợp;
đơn vị thực hiện: Trung tâm tư vấn và dịch vụ Tài chính công tỉnh Ninh Bình.
Trong trường hợp
nhu cầu của đơn vị mua sắm tài sản trong Dm phải mua sắm tập trung với số lương
từ 01-02 tài sản trong năm (Bao gồm cả dự toán giao và dự toán bổ sung) giao
cho đơn vị quyết định, tự thực hiện việc mua sắm.
- Kinh phí mua sắm tài sản phục vụ chung
cho tất cả các khối Đảng, Nhà nước, các đoàn thể thì được chi từ ngân sách nhà
nước. Kinh phí mua sắm tài sản phục vụ cho công tác của khối, của ngành thì
được trích trong kinh phí khoán của từng ngành.
- Chứng từ quyết toán gồm có: Theo qui
định nhà nước (Hợp đồng, biên bản nghiệm thu và bàn giao tài sản, thanh lý hợp
đồng, hóa đơn, duyệt giá của Ủy ban nhân dân huyện (nếu có),...)
b) Thuê mướn và sửa chữa thường xuyên:
- Đối với các khoản chi thuê, mướn: trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc công việc thường xuyên của ngành có
nhu cầu thuê mướn như: thuê vận chuyển, thuê sửa chữa, thuê máy móc thực công
việc, thuê nhân công,... thì phải lập hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn hoặc
biên nhận. Hợp đồng phải nêu rõ nội dung, phạm vi và số tiền,...
- Đối với các khoản thuê mướn hoặc sửa
chữa thường xuyên với số tiền dưới 200.000đồng thì không cần phải lập hợp đồng
mà chỉ cần hóa đơn hoặc biên nhận nhận tiền.
- Đối với sửa chữa thường xuyên thì trước
khi sửa chữa phải báo cáo với lãnh đạo cơ quan.
c) Xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn
- Xây dựng cơ bản: Thực hiện theo luật đầu
tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019
- Đối với các khoản sửa chữa lớn quy trình
thực hiện theo qui định tại Thông tư 65/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021 quy định về lập dự
toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công.
Điều 14:Chi hỗ trợ cho hoạt động giáo dục,
y tế, hỗ trợ công tác thu.
a) Chi hỗ trợ giáo dục
- Các khoản chi hỗ trợ tổ chức khai giảng;
tổ chức kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; chi mua quà ngày 1/6 đối với
trường mầm non và cơ sở giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn
- Các khoản chi sửa chữa, mua sắm cơ sở
vật chất của trường phục vụ công tác dạy và học;
- Chi khuyến học cho học sinh nghèo vượt
khó, mức hỗ trợ tối đa 300.000 đồng/ học sinh
- Hỗ trợ phun khử khuẩn, phòng chống dịch
bênh, và hỗ trợ một số hoạt động khác cho các trường học trên địa bàn.
b) Chi hỗ trợ y tế: Các khoản chi hỗ trợ
cho hoạt động trong lĩnh vực dân số-kế hoạch hóa gia đình, hỗ trợ cho hoạt động
phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ hoạt động chuyên môn cho trạm y tế xã.
c) Chi hỗ trợ công tác thu ngân sách: các
khoản chi phục vụ cho công tác thu ngân sách trên địa bàn như thu quỹ đất 5%, các
khoản thu đóng góp khác không được hỗ trợ công thu trong quy định thì xã có thể
trích từ nguồn ngân sách xã để hỗ trợ công thu cho người thực hiện thu tiền,
mức hỗ trợ tùy vào ngân sách hàng năm để thực hiện; khi chi có danh sách hỗ
trợ, mức hỗ trợ, quyết định của Chủ tịch UBND xã về việc trich ngân sách hỗ trợ
khoản thu.
Điều 15: Quy định về tạm ứng và thanh toán tạm ứng:
a) Quy định tạm ứng:
- Việc tạm ứng ngân sách của các ngành để
chi hoạt động, mua sắm phải thực hiện đúng quy trình: phải lập bảng dự trù kinh
phí, giấy đề nghị tạm ứng gửi tại bộ phận kế toán ngân sách thẩm tra nội dụng
tạm ứng, sau đó trình chủ tài khoản phê duyệt , kế toán tổng hợp tạm ứng tiền
theo dự toán tại kho bạc về nhập quỹ, thủ quỹ căn cứ phiếu chi (có chữ ký của
kế toán và chủ tài khoản) để chi tiền...
Trường hợp đột xuất phải tạm ứng tiền ngân
sách để chi cho hoạt động mà kế toán không có tại cơ quan thì tổ chức, cá nhân
lập bảng dự trù kinh phí (đối với các khoản chi từ 1.000.000đ trở lên) và đề
nghị tạm ứng gửi chủ tài khoản phê duyệt; trường hợp không có chủ tài khoản tại
cơ quan thì kế toán kiểm tra nội dung sau đó xin ý kiến bằng điện thoại để chủ
tài khoản quyết định. Thủ quỹ không được cho tạm ứng khi chưa có chữ ký phê
duyệt của chủ tài khoản.
- Các ngành tạm ứng phải chủ động về mặt
thời gian để đề nghị xin tạm ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho công chức tài
chính kế toán điều hành ngân sách. Đối với những khoản tạm ứng với số tiền từ 5
triệu đồng trở xuống phải gửi công chức tài chính kế toán trước 05 ngày (trừ
trường hợp đột xuất), tạm ứng số tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng phải gửi công
chức tài chính kế toántrước 10 ngày, tạm ứng từ 10 triệu đồng trở lên phải gửi công
chức tài chính kế toántrước 15 ngày, để công chức tài chính kế toán có kế hoạch
tạm ứng từ Kho bạc.
b) Thanh toán tạm ứng:
- Tạm ứng chi thường xuyên: Trong thời hạn
10 ngày kể từ ngày tạm ứng hoặc kể từ ngày kết thúc nội dung công việc các
ngành phải lập chứng từ quyết toán với Ban tài chính.
- Đối với kinh phí huấn luyện trong thời
hạn 10 ngày kể từ ngày huấn luyện xong.
- Việc quyết toán, thanh toán tiền tạm ứng
phải đúng với nội dung và số tiền trong bảng lập dự trù kinh phí và số tiền tạm
ứng mà chủ tài khoản đã phê duyệt, các khoản chi phát sinh hoặc chuyển các nội
dung chi từ khoản này sang khoản khác phải xin ý kiến và được sự đồng ý của chủ
tài khoản và thông báo lại với kế toán ngay sau khi thay đổi phát sinh.
- Khi quyết toán, thanh toán tiền tạm ứng
phải kèm theo bảng dự trù kinh phí đã được chủ tài khoản phê duyệt.
- Những trường hợp vi phạm về thời gian
thanh toán tạm ứng 03 lần trở lên làm ảnh hưởng đến điều hành ngân sách, Ủy ban
nhân dân xã sẽ có thông báo từ chối tạm ứng đối với tổ chức, cá nhân đó.
Điều 16. Chứng từ kế toán
Mọi nghiệp vụ Kinh tế, Tài chính phát sinh
có liên quan đến ngân sách và hoạt động Tài chính của xã đều phải lập chứng từ
kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ sách kế toán đều phải có chứng từ kế toán hợp
pháp, hợp lệ chứng minh.
1. Chứng từ kế toán hợp pháp:
Là chứng từ được lập theo đúng mẫu biểu
qui định. Việc ghi chép trên chứng từ phải đúng nội dung, bản chất nghiệp vụ
của kinh tế phát sinh và nghiệp vụ kinh tế này phải phù hợp với các qui định
của pháp luật. Có đủ chữ ký của người lập, người duyệt, người thực hiện và dấu
của Ủy ban nhân dân xã, tuỳ theo qui định cụ thể của từng chứng từ.
2. Chứng từ hợp lệ:Là chứng từ được ghi
chép đầy đủ các yếu tố, các tiêu thức theo qui định và lập đúng phương pháp,
trình tự qui định cho từng chứng từ. Trường hợp không có mẫu thì chứng từ viết
tay có đủ các yếu tố quy định cũng được coi là hợp lệ.
3. Chứng từ kế toán không được tẩy xoá và
phải có đủ các yếu tố sau:
- Tên và số hiệu của chứng từ .
- Ngày, tháng, năm lập chứng từ.
- Tên đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ.
- Tên đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ.
- Nội dung nghiệp vụ Kinh tế, Tài chính
phát sinh.
- Các chỉ tiêu về số lượng, đơn giá và số
tiền của nghiệp vụ kinh tế, Tài chính ghi bằng tổng số tiền của chứng từ kế
toán dùng để thu, chi tiền bằng số và bằng chữ.
- Họ và tên, chữ ký của người chịu trách
nhiệm lập, người chịu trách nhiệm duyệt chứng từ. Đối với chứng từ do xã lập
gửi ra bên ngoài thì phải có dấu của xã.
- Bộ chứng từ kế toán được sắp xếp theo
đúng trình tự thời gian.
4. Đối với những khoản mua sắm nếu người
bán không phải lập hoá đơn (dưới 200.000 đồng, mua sản phẩ từ người trực tiếp
sản xuất,...) thì người mua phải lập “phiếu kê mua hàng” hoặc “bảng kê mua hàng”.
Phiếu kê mua hàng phải ghi rõ họ tên, địa chỉ người mua, tên, số lượng hàng
hoá, dịch vụ đã mua và số tiền thực tế đã trả. Phiếu kê mua hàng phải được kế
toán kiểm tra, xác nhận, trình chủ tài khoản ký duyệt, sau đó mới được coi là
chứng từ hợp pháp, hợp lệ và làm căn cứ ghi sổ kế toán.
Điều 17: Sử dụng kinh phí tiết kiệm:
1. Phân phối kinh phí tiết kiệm
1.1. Kết thúc năm ngân sách, sau khi đã
hoàn thành các nhiệm vụ, công việc được giao, số kinh phí thực hiện chế độ tự
chủ tiết kiệm được là khoản chênh lệch giữa số chi thực tế thấp hơn dự toán
kinh phí được giao cho đơn vị.
1.2. Các hoạt động nghiệp vụ đặc thù; mua
sắm, sửa chữa thường xuyên giao thực hiện chế độ tự chủ, đã thực hiện xong đầy
đủ nhiệm vụ, khối lượng theo dự toán được duyệt, đảm bảo chất lượng thì kinh
phí chưa sử dụng hết là khoản kinh phí tiết kiệm.
1.3. Đơn vị sử dụng số kinh phí chi thường
xuyên tiết kiệm được. (nếu có)
- Bổ sung thu nhập cho viên chức, người
lao động: Chi thu nhập bình quân tăng thêm cho viên chức, người lao động tối đa
không quá 01 lần lần so với tiền lương ngạch, bậc, chức vụ do nhà nước quy định
theo nguyên tắc phải gắn liền với hiệu quả, kết quả công việc của từng người.
- Chi phúc lợi.
1.4. Số tiền chi tăng thu nhập và
phúc lợi nhà trường theo phương án cụ thể do hội đồng nhà trường thống nhất với
Ban Chấp hành Công đoàn trình hội nghị Tập thể Lãnh đạo nhà trường xem xét
quyết định hoặc chi bình quân trên số cán bộ, giáo viên, nhân viên.
2. Sử dụng kinh phí tiết kiệm được (nếu
có)
2.1. Chi trả thu nhập tăng thêm cho cán
bộ, công chức.
Việc chi trả thu nhập tăng thêm cho viên
chức, người lao động tối đa không quá 01 lần quỹ tiền lương cơ bản của viên
chức, người lao động của đơn vị theo nguyên tắc nguyên tắc gắn với chất lượng
và hiệu quả công việc; người nào, bộ phận, cá nhân nào có thành tích đóng góp
để tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì được trả thu nhập tăng thêm cao
hơn.
a) Căn cứ tính toán
Căn cứ vào kết quả hoạt động thu, chi tài
chính nhằm động viên kịp thời
cho công chức viên chức phấn đấu hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
Hệ số thu nhập tăng thêm theo cấp độ thành
tích cho các cá nhân được xác định như sau: phòng TC ví dụ như sau
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 1,0
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ: 0,9
- Hoàn thành nhiệm vụ:
0,8
b) Phương pháp tính toán:
- Tổng số tiền được bổ sung tăng thu nhập
cho CBCCVC chia (:) hệ số thu nhập tăng thêm (x) với hệ số của từng cán bộ công
chức viên chức theo cấp độ thành tích.
* Công thức áp dụng để tính thu nhập tăng
thêm cho từng người như sau:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: 1,0 x Mức
TNTT bình quân của đơn vị
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ:
0,9 x Mức TNTT bình quân của đơn vị
- Hoàn thành nhiệm vụ:
0,8 x Mức TNTT bình quân của đơn vị
Tổng kinh phí tiết kiệm được
Mức TNTT bình quân của đơn vị =
Hệ số thu nhập tăng thêm
(Trong đó hệ số TNTT = (Tổng số người đạt
hoàn thành XSNV x 1,0 ) + (Tổng số người đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ x 0,9) +
(Tổng số người hoàn thành nhiệm vụ x 0,8)
Ví
dụ: Cuối năm, căn cứ mức độ hoàn thành nhiệm vụ: Nhà trường xếp loại hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ: 14 người; xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ: 16 người ,
xếp loại hoàn thành nhiệm vụ: 2 người
Tổng kinh phí tiết kiệm trong năm là
41.100.000 đồng.
Cách
tính thu nhập như sau:
Mức TNTT bình quân của đơn vị: 41.100.000:
(14*1,0+16*0,9+2*0,8) = 1.370.000 đồng.
Tiền lương tăng thêm của người đạt hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ: 1.370.000 đồng * 1,0 = 1.370.000 đồng.
Tiền lương tăng thêm của người đạt hoàn
thành tốt nhiệm vụ: 1.370.000 đồng * 0,9 = 1.233.000 đồng.
Tiền lương tăng thêm của người đạt hoàn
thành nhiệm vụ: 1.370.000 đồng * 0,8 = 1.096.000 đồng.
- Tiêu chí phân loại đánh giá cán bộ, công
chức thực hiện theo quy định tại Nghị định số 90/2020/NĐ-CP về đánh giá xếp
loại CCVC, HĐLĐ.
2.2. Chi phúc lợi: Mục đích để nâng cao
đời sống tinh thần và công tác xã hội cho đội ngũ như: ví dụ như sau
- Chi cho cán bộ, công chức ngày tết
nguyên đán: .....đồng/ người.
- Chi cho tết dương lịch: .....đồng/
người.
- Chi cho Cán bộ, công chức đi thăm quan
học tập, nghỉ mát: .....đồng/ người /lần.
……………………..
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Quy chế chi
tiêu nội bộ của cơ quan Ủy ban nhân dân xã, là cơ sở pháp lý để thực hiện giao
dịch với kho bạc. Công chức Tài chính-Kế toán căn cứ vào quy chế này và các quy
định có liên quan để kiểm soát việc thanh quyết toán đối với các tổ chức, cá
nhân có thụ hưởng từ ngân sách nhà nước. Trường hợp quyết toán sai với nội dung
quy chế này phải từ chối thanh toán, đảm bảo cho việc thực hiện quy chế một
cách nghiêm túc, chặc chẽ, tiết kiệm ngân sách nhà nước và đúng quy định của
Luật Ngân sách nhà nước, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn
bản hướng dẫn, chỉ đạo có liên quan.
Điều 19. Mọi trường
hợp vi phạm quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị nhắc nhở, phê
bình, kiểm điểm theo quy định pháp luật hiện hành./.